Phát hiện Bão_từ

Quan sát đầu tiên về các hiệu ứng của bão từ vào đầu thế kỷ 19: Từ tháng 5 năm 1806 cho đến tháng 6 năm 1807, một người Đức tên Alexander von Humboldt đã ghi nhận được bằng một la bàn từ ở Berlin. Vào ngày 21 tháng 12 năm 1806, ông thông báo rằng la bàn của ông trở nên bất thường trong một sự kiện cực quang sáng.[1]

Vào ngày 2 tháng 9 năm 1859, cơn bão từ mạnh nhất được ghi nhận xuất hiện. Từ 28 tháng 8 cho đến 2 tháng 9 năm 1859, nhiều điển nóng Mặt trời và các loé được quan sát trên Mặt trời, loé lớn nhất xuất hiện vào ngày 1 tháng 9. Sự kiện này được xem là cơn bão mặt trời năm 1859 hay sự kiện Carrington. Có thể giả định rằng sự giải phóng khối lượng của vàng nhật hoa (CME), liên quan đến các loé, từ Mặt trời và đến Trái Đất trong vòng 8 giờ — mà trong điều kiện bình thường thì mất khoảng 3 đến 4 ngày. Cường độ của trường địa từ đã giảm 1600 nT được ghi nhận tại Đài thiên văn Colaba. Ước tính rằng Dst vào khoảng -1760 nT.[2]